Trong tháng 4 trình Trung ương đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Trong tháng 4 trình Trung ương đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh . Đảng ủy Chính phủ được giao hoàn thiện đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong tháng 3 để trình Ban Chấp hành Trung ương trước 7/4/2025.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trung ương và cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện; tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Việc sáp nhập tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển giai đoạn mới.

Với cấp xã, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lưu ý cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, vấn đề kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo. Từ những căn cứ nêu trên, các cơ quan xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.

Trong tháng 4 trình Trung ương đề án sáp nhập một số đơn vị
Trình Trung ương đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong tháng 4 .

Đồng thời, các cơ quan làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ trung ương đến cấp xã, đảm bảo hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ điều kiện đảm bảo để chính quyền xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp. Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ nhanh chóng báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng, chậm nhất ngày 9/3.

Sau đó, Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng trung ương, chậm nhất ngày 12/3.

Sau khi tiếp thu ý kiến các đơn vị, Đảng ủy Chính phủ hoàn thiện đề án về sáp nhập tỉnh, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước 27/3.

Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan, Đảng ủy Chính phủ hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước 7/4.

Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương gồm ba cấp: Tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) và xã (xã, phường, thị trấn). Việt Nam hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương; 705 quận, huyện; 10.595 xã, phường.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các tỉnh thành phải đảm bảo ba tiêu chí gồm quy mô dân số, diện tích, số đơn vị hành chính cấp huyện. Tỉnh miền núi, vùng cao phải có dân số từ 900.000, diện tích 8.000 km2; tỉnh ở những nơi khác dân số 1,4 triệu, diện tích 5.000 km2. Đồng thời, tỉnh thành phải có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó ít nhất một thành phố hoặc một thị xã. Đơn vị hành chính cấp huyện, xã cũng có tiêu chuẩn về dân số và diện tích.

Đối chiếu với quy định nêu trên, cả nước hiện có 10 tỉnh thành không đạt ba tiêu chí; hàng chục tỉnh thành không đạt một hoặc hai tiêu chí về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện.Tinh gọn các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng yêu cầu xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp trung ương, tỉnh, xã) sau sáp nhập.

Có thể sáp nhập các tỉnh có điều kiện tương đồng nhau.

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương chủ trì cùng Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội nghiên cứu xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về tổng rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức trực thuộc, nhất là cơ quan báo chí nhằm quản lý thống nhất, hiệu quả, theo hướng tinh gọn tối đa, chỉ duy trì các đơn vị thực sự cần thiết.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu sắp xếp lại các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay. Sắp xếp cơ quan quân sự cấp huyện

Quân ủy Trung ương được giao căn cứ kết luận 126, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức quân đội phù hợp (trong đó có tổ chức của cơ quan quân sự cấp huyện); chủ động đề xuất thời gian báo cáo Bộ Chính trị theo tiến độ kết luận này.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã, huyện. Sau hội nghị Trung ương 11, Bộ Chính trị sẽ có hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

🔔 Xem thêm các tin tức sự kiện nổi bật
📞 Liên hệ
🔗 Website tương tự

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *