Tăng giảm trừ gia cảnh: Cú hích hỗ trợ người nộp thuế đề xuất giảm trừ gia cảnh lên 15 triệu đồng từ năm 2026 để phù hợp với chính sách
Bộ Tài chính vừa đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 11 triệu lên 15 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và từ 4,4 triệu lên 6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc, bắt đầu từ năm 2026. Đây là động thái nhằm cập nhật chính sách thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp với tình hình kinh tế, lạm phát và mức sống hiện tại.
Theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh hiện hành được áp dụng từ năm 2020, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng khoảng 14%. Việc điều chỉnh lần này sẽ góp phần giảm gánh nặng thuế cho người lao động, đặc biệt là nhóm có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội.

Dự thảo nghị quyết đã đề xuất 2 phương án về mức giảm trừ gia cảnh. Phương án 1: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 13,3 triệu đồng/tháng (159,6 triệu đồng/năm) ; mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 5,3 triệu đồng/tháng.
Phương án 2: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 15,5 triệu đồng/tháng (186 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 6,2 triệu đồng/tháng. Bộ Tài chính đề xuất khi Nghị quyết được thông qua, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026. Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng, duy trì từ tháng 7-2020.
Như vậy ở phương án 1, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế sẽ tăng 2,3 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc là 0,9 triệu đồng/tháng. Phương án 2 tăng 4,5 triệu đồng/tháng với cá nhân người nộp thuế, người phụ thuộc sẽ tăng 1,8 triệu đồng.
Tờ trình của Bộ Tài chính nêu rõ thời gian qua có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn còn thấp, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức giảm trừ hiện nay không thấp khi so sánh với mặt bằng chung về mức sống, thu nhập của người dân hiện nay, có nhiều người lao động hiện đang có thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế.
Tác động của chính sách mới: Người lao động được gì?
Nếu đề xuất được thông qua, người nộp thuế sẽ có ngưỡng thu nhập tính thuế cao hơn trước. Ví dụ, một cá nhân có 2 người phụ thuộc sẽ chỉ bị tính thuế khi thu nhập từ 27 triệu đồng trở lên mỗi tháng, thay vì 19,8 triệu như hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu người có thể được giảm nghĩa vụ thuế, hoặc không còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó, chính sách này cũng phản ánh nỗ lực của Nhà nước trong việc tạo ra một môi trường thuế công bằng, phù hợp hơn với thực tiễn đời sống. Dù ngân sách nhà nước có thể giảm nguồn thu trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ kích thích tiêu dùng, gia tăng sức mua và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, người phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân là mức cụ thể theo mặt bằng chung của xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, với nhu cầu tiêu dùng khác nhau và sống ở các địa bàn khác nhau.
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở các nước, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển chỉ quy định mức giảm trừ gia cảnh chung, áp dụng thống nhất, không phân biệt theo địa bàn và các bộ phận dân cư.
Đối với các cá nhân làm việc tại các địa bàn khó khăn, Luật Thuế Thu nhập cá nhân đã quy định không tính vào thu nhập chịu thuế khoản trợ cấp khu vực, trợ cấp thu hút, trợ cấp chuyển vùng… nhằm hỗ trợ người lao động cũng như thu hút cá nhân làm việc tại các địa bàn này.
Trước đó, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 9 ngày 19-6, trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách thuế, phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm Bộ Tài chính đang tham mưu Chính phủ trình ban hành Nghị quyết của UBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của Luật thuế thu nhập cá nhân.
🔔 Xem thêm các tin tức sự kiện nổi bật
📞 Liên hệ
🔗 Website tương tự