5 di tích ở Hải Phòng thuộc quần thể di sản thế giới

Những di tích gây ấn tượng mạnh ở Hải Phòng dưới đây là 5 di tích ở Hải Phòng thuộc quần thể di sản thế giới được UNESCO công nhận

Việt Nam một lần nữa được vinh danh 5 di tích ở Hải Phòng thuộc quần thể di sản thế giới được UNESCO chính thức công nhận một Quần thể Di sản thế giới mới, trong đó có sự góp mặt của 5 di tích lịch sử, văn hóa nổi bật tại Hải Phòng. Đây là niềm tự hào lớn không chỉ của người dân thành phố hoa phượng đỏ mà còn của cả dân tộc Việt Nam trên hành trình gìn giữ và phát huy các giá trị di sản.

5 di tích ở Hải Phòng thuộc quần thể di sản thế giới

Đền Kiếp Bạc hiện nằm ở phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Phòng (trước đây là phường Hưng Đạo, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Đây là phủ đệ, nơi mất và sau trở thành nơi thờ Trần Hưng Đạo – người từng thống lĩnh quân đội Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần. Khu đền tọa lạc trong thung lũng ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Rồng, mặt còn lại giáp sông Lục Đầu.

Phía trước đền Kiếp Bạc là nghi môn với ba lối ra vào. Trên trán nghi môn, mặt ngoài khắc bốn chữ “Hưng thiên vô cực”; phía dưới là dòng chữ “Trần Hưng Đạo Vương từ”.

Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc diễn ra từ ngày 14 đến 23 tháng giêng âm lịch hằng năm, trong đó lễ khai hội vào ngày 16 tháng giêng là hoạt động chính, bên cạnh lễ tế trên núi Ngũ Nhạc và lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang Tôn giả.

Lễ hội mùa thu được tổ chức từ ngày 10 đến 20/8 âm lịch, với ba nghi lễ chính gồm: Lễ tưởng niệm 580 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; lễ khai ấn và ban ấn; lễ tưởng niệm 722 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Tòa Cửu phẩm Liên hoa chùa Côn Sơn được xây ngay phía sau nền tòa Cửu phẩm cũ, hiện chỉ còn lại dấu tích là một cột đá.Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh – Tiền Lê – Lý (thế kỷ 10-12), được phục dựng năm 1304 và mở rộng bởi Đệ nhị Tổ Pháp Loa vào năm 1329. Từ thế kỷ 15-16 đến nay, chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo.

Ngôi chùa hiện vẫn giữ nguyên trạng với nhiều dấu ấn kiến trúc từ thế kỷ 14, 17-19 và lưu giữ nhiều di vật quý như Đăng Minh bảo tháp, bia đá, tượng thờ, cùng hệ thống bia ký từ thế kỷ 14-18, trong đó có 16 tấm bia ghi lại lịch sử chùa.Chùa Thanh Mai tọa lạc trên sườn núi Tam Ban thuộc xã Nguyễn Trãi, TP hải Phòng (xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương cũ).Ngôi chùa lớn được Đệ nhị Tổ Pháp Loa xây năm 1329 làm nơi trụ trì. Năm 1330, sư viên tịch ở chùa Quỳnh Lâm, được đưa về đây an táng.

Chùa Nhẫm Dương hiện tọa lạc tại phường Nhị Chiểu, TP Hải Phòng (trước đây là phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Chùa được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ 13-14), ban đầu mang tên Thánh Quang Tự. Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, chùa trở thành chốn tổ của phái Tào Động do Thiền sư Thủy Nguyệt – vị trụ trì đầu tiên – sáng lập, người có công lớn trong việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Chùa từng được sửa chữa dưới thời Lê Trung Hưng và nhiều lần trong thời Nguyễn (các năm 1856, 1859, 1874, 1938), gần đây nhất là vào các năm 1996 và 2006.

Trong chùa hiện còn pho tượng Phật ngồi trên lưng vua quỳ, gắn với câu chuyện Thiền sư Tông Diễn thuyết phục vua Lê Hy Tông (1663-1716) thu hồi sắc lệnh trục xuất tăng ni lên rừng. Để tỏ lòng thành kính, nhà vua đã cho tạc pho tượng lớn này.

Khuôn viên chùa có nhiều hang động lớn nhỏ chứa hóa thạch cổ sinh 50.000-30.000 năm tuổi, nhiều di vật khảo cổ thể hiện dấu tích của tuyến đường giao thương Đông Tây, truyền thống cư trú, sử dụng đất đai, sông nước, biển đảo của người Việt.

Năm 2003, chùa Nhẫm Dương được công nhận là di tích quốc gia. Năm 2016, chùa cùng quần thể di tích danh lam An Phụ – Kính Chủ được công nhận di tích quốc gia đặc biệt.

Ngày 12/7, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO công nhận quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam và là di sản thế giới liên tỉnh thứ hai, sau vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà. Quần thể di sản gồm 12 điểm, nằm trên ba địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, với diện tích vùng lõi 525,75 ha và vùng đệm 4.380,19 ha.

Việc 5 di tích của Hải Phòng được UNESCO công nhận là một phần của Quần thể Di sản thế giới mới không chỉ khẳng định giá trị văn hóa – lịch sử phong phú của thành phố cảng mà còn mở ra cơ hội lớn trong phát triển du lịch bền vững. Đây là thời điểm vàng để quảng bá hình ảnh Hải Phòng đến bạn bè quốc tế, đồng thời thúc đẩy việc gìn giữ và tôn vinh các giá trị di sản cho thế hệ mai sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *